Phòng chống dịch tả heo châu Phi là vô cùng cần thiết lúc này trước sự bùng phát nhanh chóng của virus ASF. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của rất nhiều hộ gia đình đang sống dựa vào việc chăn nuôi heo. Vậy làm thế nào để có thể phòng chống dịch tả heo châu Phi một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh dịch tả heo châu Phi là gì và nguyên nhân gây bệnh
Dịch tả heo châu Phi do virus ASF gây nên và được phát hiện lần đầu tiên trên lợn lòi châu Phi. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm chỉ có trên loài heo và không thể lây lan sang người. Tuy nhiên, dịch tả heo châu Phi đã lây lan nhanh chóng trên diện rộng với tốc độ nhanh chóng với 2 con đường lây truyền chủ yếu là:
1.1 Lây nhiễm trực tiếp
Vài năm trở lại đây, các mô hình chăn nuôi theo trang trại hay các mô hình VAC rất được khuyến khích. Bên cạnh thúc đẩy quy mô, chất lượng chuồng trại, giống vật nuôi tạo lợi nhuận cao thì mặt khác đây cũng là con đường lây nhiễm trực tiếp khi có dịch tả heo châu Phi hoành hành. Nếu không chú ý thường xuyên thì việc heo ốm nghi bị nhiễm virus ASF không được cách ly sẽ là nguồn bệnh cho cả đàn.
1.2 Lây nhiễm gián tiếp
- Tiếp xúc với rác thải hoặc thức ăn chứa virus ASF, thậm chí nó có thể tồn tại trong thịt heo chưa nấu chín từ 3-6 tháng.
- Các loài ve, ruồi, muỗi,..
- Qua phương tiện vận chuyển, giày dép, quần áo mang mầm bệnh.
Việc phòng chống dịch tả heo châu Phi thường được thực hiện trên cơ sở con đường lây nhiễm gián tiếp.
2. Tại sao dịch tả heo châu Phi gây nguy hại cho ngành chăn nuôi?
Tuy rằng bệnh dịch tả heo châu Phi này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng lại gây tổn thất vô cùng lớn đối với ngành chăn nuôi của nước ta bởi heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy để tiêu diệt mầm bệnh. Ngoài ra, cũng nghiêm cấm tình trạng buôn bán heo bệnh bởi đây sẽ là con đường lây truyền virus ASF từ nơi này qua nơi khác. Tuy không gây hại cho sức khỏe con người nhưng việc vận chuyển thịt heo bệnh tươi sống sẽ làm mầm bệnh lan truyền khắp nơi.
Hiện tại, vẫn chưa có vắc xin phòng chống dịch tả heo châu Phi hay bất cứ loại thuốc điều trị hiệu quả nào. Heo bị nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết, bỏ ăn, da tím tái, nôn,…Nguy hiểm hơn, đôi khi chúng ta chủ quan hoặc nhầm lẫn giữa triệu chứng lâm sàng của dịch tả heo châu Phi ASF với dịch tả heo thường CSF mà không có biện pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi, khiến cho bệnh dịch lây lan cho cả đàn. Trong khi đó, bệnh dịch tả heo châu Phi có thể lây nhiễm ở trên mọi loại heo, kể cả heo rừng hay heo nhà và ở mọi lứa tuổi của heo. Những con heo bị nhiễm virus ASF sẽ mang trong mình mầm bệnh trong thời gian dài và theo con đường máu, các cơ quan, dịch bài tiết lây lan ra môi trường xung quanh. Hầu hết heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi có nguy cơ tử vong đến 100%. Để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng, các trang trại heo trong phạm vi bán kính 3km từ ổ dịch đều bị tiêu hủy gây thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn.
Mặc dù thực tế, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi trang trại sau thiệt hại do dịch tả heo châu Phi gây ra. Nhưng con số đó vẫn là rất nhỏ so với mức thiệt hại kinh tế cho các chủ trang trại nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.
3. Làm thế nào để góp phần phòng chống dịch tả heo châu Phi?
Để tránh những thiệt hại kinh tế to lớn mà virus ASF gây ra, tất cả các hộ chăn nuôi lợn đều cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi một cách nghiêm ngặt nhất. Điều này cần được sự chung tay của tất cả các khâu liên quan đến việc chăm sóc heo hàng ngày.
3.1 Vệ sinh chuồng trại
Các trang trại chăn nuôi lợn cần đáp ứng tốt yêu cầu vệ sinh an toàn sinh học bằng cách:
- Rải vôi bột thường xuyên tại các lối đi bên trong và bên ngoài chuồng.
- Phun sát trùng đầy đủ và đúng liều lượng, đặc biệt nên chú ý trần, các vách ngăn chuồng.
- Phun thuốc diệt côn trùng thường xuyên.
- Cách ly và theo dõi sức khỏe những đàn heo mới nhập
- Tiêu độc, khử trùng tất cả những người đến chuồng trại.
3.2 Đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh
- Chỉ sử dụng những loại thức ăn cho heo có nguồn gốc rõ ràng, loại bỏ thức ăn thừa.
- Các dụng cụ chứa thức ăn cần được vệ sinh ngay sau mỗi bữa ăn hàng ngày, thậm chí cần khử trùng bằng cồn trước khi được đưa vào chuồng trại.
3.3 Nâng cao sức khỏe dinh dưỡng cho heo
- Cho heo ăn khẩu phần thức ăn với đầy đủ dinh dưỡng.
- Tăng cường sức khỏe cho đàn heo bằng cách bổ sung thêm vitamin và chất điện giải.
- Tiêm phòng các loại bệnh thường gặp trên heo.
- Không cho heo ăn các thức ăn thừa hoặc thức ăn có phụ phẩm từ thịt heo khác.
- Theo dõi và phát hiện kịp thời các biểu hiện lâm sàng của dịch tả heo châu Phi.
3.4 Vệ sinh các phương tiện vận chuyển heo
- Phương tiện cần được khử trùng trước khi đến cổng trại
- Phun đủ liều lượng thuốc sát trùng, áp lực máy phun mạnh để chiếu tới tất cả các ngóc ngách trên xe.
- Cần giám sát chặt chẽ các phương tiện chở heo ở tất cả các điểm dừng.
4. Que xét nghiệm nhanh chẩn đoán dịch tả heo châu Phi chính xác nhất
Những biện pháp trên chỉ mang tính phòng ngừa khi chưa có dịch bệnh xảy ra. Vậy nếu đã bùng phát dịch thì người chăn nuôi cần phải làm gì để bảo vệ đàn heo nhà mình?
Hiện nay có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán dịch tả heo châu Phi trên lợn, ví dụ như realtime PCR, PCR truyền thống, ELISA hay giả trình tự gen,… Mặc dù phương pháp Real time PCR đang được rất nhiều các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm sử dụng để xác định mẫu bệnh thông qua thịt lợn, máu kháng đông bằng hạch bạch huyết, hạch hạnh nhân vùng họng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu mà không thể thực hiện đại trà được. Hơn nữa, đa phần các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ cũng như các chủ trang trại lợn đều không được trang bị quá nhiều kiến thức chuyên sâu về virus ASF mà chỉ nhận biết dịch tả heo châu Phi thông qua biểu hiện lâm sàng và báo cho cục thú y. Điều này dẫn đến giảm thiểu khả năng ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus ASF.
Vì thế mà que xét nghiệm nhanh chẩn đoán dịch tả heo châu Phi có tên Ring Bio C30021 ra đời nhằm giúp người dân phòng chống dịch tả heo châu Phi hiệu quả. Nếu như phải mất ít nhất 3 giờ đồng hồ để xét nghiệm được mẫu bệnh bằng phương pháp phòng nghiên cứu thì bạn chỉ mất 10-15 phút để chẩn đoán virus bằng que xét nghiệm nhanh. Ring Bio C30021 được đánh giá có độ nhạy cao giữa trung tâm vùng dịch là Trung Quốc.
Bạn có thể mua được que xét nghiệm nhanh chẩn đoán dịch tả heo châu Phi tốt nhất tại công ty sinh học Nam Sài Gòn Nasago Bio. Bởi đây là nơi chuyên cung cấp các sản phẩm hóa sinh phục vụ nghiên cứu, các sản phẩm làm ra đều là thành quả của sự hợp tác vô cùng chất lượng với các trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới như Biowest, Bio FD&C,… Vì vậy mà sản phẩm mà Nasago Bio tung ra thị trường đều được cam kết sâu về chất lượng.
Thông tin liên hệ:
Công ty sinh học Nam Sài Gòn
- VPGD: 89/1/27 Đường Làng Tăng Phú, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP. HCM
- Hotline: 0919 802679
- Email: info@nasago-bio.com/ tam@nasago-bio.com
Kể cả khi nơi bạn ở không phải là vùng dịch thì bạn cũng nên cẩn thận sử dụng que xét nghiệm nhanh Ring Bio C30021 để kiểm tra sức khỏe cho đàn heo nhà mình. Với mức giá thành rẻ lại vô cùng tiện dụng, que thử nhanh của Nasago Bio chắc chắn là sự lựa chọn phòng chống dịch tả heo châu Phi tốt nhất.